Diệp Nhi - Chương 10

Cùng lúc đó, trên triều đình, vương đình Bắc Yết và quân đội Tây Bắc đã ký kết hiệp ước đình chiến. Thánh thượng muốn phái người hộ tống sứ thần Bắc Yết cùng hậu lễ sang triều Bắc Yết để đáp tạ Bắc Yết Vương.


Về ứng cử viên, Tam hoàng tử và Tứ hoàng tử hiếm khi đồng lòng, vậy mà lần này lại đồng loạt tiến cử phụ thân ta – Diệp tướng quân.

Hoàng thượng gật đầu chuẩn tấu.


Hiện nay vương đình Bắc Yết xảy ra nội loạn ngấm ngầm, thế lực của Vương tử và Nhiếp chính vương đang tranh đấu quyết liệt, bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ binh biến. Vào lúc này mà đi sứ, khả năng bị liên lụy là cực cao.

Nhà họ Diệp gần đây đắc tội không ít người, chẳng ai ra mặt nói đỡ.


Diệp tướng quân chỉ có thể cúi đầu tiếp chỉ, chuẩn bị lên đường trong nay mai.


Diệp tướng quân xuất thân chốn sa trường, lấy đao kiếm và công huân mà đổi lấy chức vị tướng quân. Còn đám con cháu trong nhà thì bất tài vô dụng.


Diệp phu nhân lúc còn là khuê nữ thì được phụ mẫu cưng chiều, sau khi gả cho Diệp tướng quân lại được nâng như trứng, hứng như hoa. Cực khổ lớn nhất trong đời bà ta chính là nỗi khổ sinh con.


Nay con trai bị phế, trượng phu lại phải xa nhà đi sứ ở Bắc Yết, bà ta lập tức như mất hẳn trụ cột.


Từ đó về sau, mỗi lần Diệp Lệnh Nghi phát bệnh, bà ta lại đến hầu phủ đòi lấy m.á.u của ta, nhưng đều bị Hạ Tranh Uyên đích thânngăn lại.


Tất nhiên, dẫu cho Hạ Tranh Uyên không ngăn, ta cũng chẳng đời nào chịu gặp lại bà ta nữa.

Sau lễ Thượng Nguyên, ta sinh hạ một nam hài, đặt tên là Hạ Dập.

Những tình cảm mà xưa nay ta chưa từng nhận được, nay Hạ Dập đều được hưởng đầy đủ.


Năm Hạ Dập tròn một tuổi, Hương Vân tự truyền đến tin dữ: Diệp Lệnh Nghi đã qua đời. Từ đó, ta trở thành chính thê duy nhất của thế tử phủ Vĩnh Ninh hầu.


Đích thân Vĩnh Ninh hầu xin Thánh Thượng sắc phong danh phận thế tử phi cho ta.


Tuy tình cảm giữa ta và hắn không còn nồng nàn như thời bị “dục cổ” chi phối, nhưng vẫn tương kính như tân.


Hắn đã không còn hứng thú với nữ sắc, mọi tâm tư đều đặt vào chính sự, khiến Vĩnh Ninh hầu phủ được Hoàng Thượng ban thưởng liên tục.


Khi Hạ Dập lên năm, Thánh Thượng băng hà, Tam hoàng tử kế vị, Hạ Tranh Uyên vào Hoằng Văn Các đảm nhận chức vụ trọng yếu.


Còn ta, được sắc phong làm Nhất phẩm cáo mệnh phu nhân.


Ngày trước, trong mắt ta, mẫu thân là người có quyền thế nhất.


Sống c.h.ế.t của ta chỉ trong một ý niệm của bà. Khi ấy, ta từng run rẩy, chỉ mong được sống sót trong lòng bàn tay bà.

Nay, những phu nhân quyền quý có thân phận tương đương với bà năm xưa, gặp ta đều rối rít lấy lòng, chỉ mong ta ghi nhớ được họ xuất thân từ phủ nào.


Nhưng ta chẳng còn mặn mà với chuyện kết giao qua lại.


Khó nhọc lắm ta mới rũ bỏ được thân phận huyết nô, giờ chỉ muốn an tĩnh hưởng thụ những tháng ngày làm người.


Hầu phu nhân giao cho ta việc quản gia, ta bắt đầu học quản lý mọi việc trong phủ. Ta gọi Thị Thư – một thị thiếp của Hạ Tranh Uyên – đến hỗ trợ. Nàng dạy ta đọc chữ, chúng ta lại rất hợp ý nhau, dần dần kết thành bằng hữu.


Ta và nàng cùng nhau chăm sóc Hạ Dập, cùng thưởng trà ăn điểm tâm, cùng đến biệt viện ở Tây Sơn tránh nóng, giải ưu phiền.


Lần cuối cùng ta gặp mẫu thân, là khi Hạ Dập lên tám tuổi.


Hôm ấy ta đến Hương Vân tự dâng hương cầu phúc cho nhi tử.


Trong đám người đang chép kinh, ta nhìn thấy gương mặt thân quen ấy.


Sau khi dò hỏi thì mới biết, từ khi Diệp Sân thành kẻ tàn phế, hắn rong ruổi khắp nơi tìm phương thuốc bí truyền chữa chứng bệnh

bất lực. Mẫu thân ta thương con như mạng, bỏ ra vạn lượng bạc mua đủ các loại dược liệu quý giá để nấu thuốc.


Hiệu quả đương nhiên chẳng được bao nhiêu.


Diệp gia vốn gốc rễ bạc nhược, chẳng bao lâu đã khánh kiệt.


Để tiếp tục có tiền mua thuốc cho con, mẫu than ta đành cùng các phụ nhân nghèo khó khác tới Hương Vân tự chép kinh thuê cho những mệnh phụ cao quý ở kinh thành.


Bạc kiếm được, đổi thành từng bát thuốc đen sì rót vào miệng Diệp Sân - kẻ chỉ nằm ở nhà không dám ra khỏi cửa kia.

Ngoài ra, bà còn lập một ngọn đèn trường minh cho Diệp Lệnh Nghi


trong chùa, không ngừng châm thêm dầu, chỉ mong nữ nhi kiếp sau vẫn được đầu thai vào nhà quyền quý.


Người trong tự ai ai cũng ca ngợi bà là hiền mẫu, vì nhi tử và nhi nữ của mình có thể làm tất cả.


Phải rồi, bà là một người mẹ tốt.

Chỉ tiếc, ta chẳng phải nhi nữ của bà. Ta chỉ là một vị thuốc mà bà chuẩn bị cho nhi nữ của mình. Tình mẫu tử ấy, ta vốn chẳng có phần.


Ta mỉm cười, khẽ gật đầu với thị nữ tâm phúc. Lệnh cho nàng âm thầm đi vào pháp đường, dập tắt ngọn đèn trường minh kia.


Lúc rời khỏi Hương Vân tự, trong không gian trầm lặng, ta nghe thấy một tiếng khóc xa lạ, đau đớn đến xé ruột xé gan.



Hứa Dập đã vào học đường, thành tích rất tốt, không cần ta bận tâm điều gì.


Ta bỗng chốc rảnh rỗi.


Hầu phu nhân thấy ta quản lý nội vụ trong Hầu phủ chu toàn, lại giao luôn cả sản nghiệp cửa hàng dưới danh nghĩa Hầu phủ cho ta xử lý.


Không ngờ ta lại có chút thiên tư trong việc buôn bán, rất nhanh liền nắm bắt được việc.

Thuở xưa, cả Diệp gia trên dưới đều nói rằng Diệp Lệnh Nghi thông tuệ hơn người, cầm kỳ thi họa không gì không giỏi, mọi phương diện đều hơn ta một bậc. Vì vậy, phụ mẫu cùng huynh trưởng chỉ xem trọng nàng, xem nhẹ ta.


Họ từng bảo: “Ngươi cái gì cũng không bằng tỷ tỷ ngươi, chúng ta không thương ngươi, là do ngươi không xứng.”


Dù sau này ta trở thành thế tử phi của phủ Vĩnh Ninh hầu, Diệp gia đã suy tàn, ta vẫn luôn cho rằng mình chẳng có bản lĩnh gì.

 


Phu quân và hài tử, chính là chỗ dựa do ta tự giành lấy.


Ta từng nghĩ: chẳng qua ta chỉ may mắn hơn một chút mà thôi.


Nhưng dần dần, tầm mắt ta ngày càng rộng mở, ta bắt đầu nghĩ —


Nếu ta có cơ hội, chẳng phải ta cũng có thể tự mình thành sự, chẳng cần dựa vào ai sao?


Và rồi, cơ hội ấy đến thật.


Ta điều hành sản nghiệp hầu phủ đâu ra đấy, lại thấy bản thân vẫn còn sức, liền đem số bạc dành dụm bao năm mua thêm mấy cửa hiệu, mở rộng buôn bán.

Cứ như vậy, mười mấy năm sau, sản nghiệp dưới tay ta đã có quy mô chẳng kém gì sản nghiệp của Hầu phủ
Dù có một ngày phủ Vĩnh Ninh hầu vứt bỏ ta, Hứa Dập ruồng rẫy ta, ta vẫn có thể đứng vững trong thiên hạ.


Đến lúc ấy ta mới hiểu — thế nào mới gọi là tự do thật sự.


Sau này, Hứa Dập có con gái đầu lòng. Mẫu thân đứa bé lại là người trọng nam khinh nữ, thường xuyên lạnh nhạt, bỏ mặc con mình.


Ta nhìn hài nhi ấy, như thấy chính ta thuở xưa.


Ta bèn đưa bé con về bên cạnh nuôi dạy, yêu thương, chở che, truyền cho nó bản lĩnh.


Ngay khoảnh khắc ấy, ta tựa như đã vẫy tay tạm biệt với tất cả quá khứ.


Không oán, không hận, không vương gì chuyện cũ.


Chỉ còn một tương lai rực rỡ được dệt nên bằng chính đôi tay ta

Bình luận
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Bình luận
guest
0 Bình luận
Có thể bạn thích